GS1 SmartSearch – GS1

GS1 SmartSearch

Tài liệu này cung cấp hướng dẫn đối với việc ghi vào trang web hiện thời dữ liệu có cấu trúc để máy đọc, về sản phẩm hoặc về việc chào hàng sản phẩm. “Dữ liệu về sản phẩm” đề cập đến thông tin mô tả sản phẩm như tên, kích thước vật lý, thành phần, sử dụng được đề nghị v.v… “Dữ liệu có cấu trúc” đề cập đến dữ liệu không chỉ phi văn bản định dạng tự do mà hơn thế còn được tổ chức thành các đơn vị dữ liệu riêng, thường có tên là “yếu tố dữ liệu” hoặc “thuộc tính” và những yếu tố dữ liệu giống nhau sẽ được sử dụng theo một cách thức thống nhất để mô tả nhiều sản phẩm khác nhau. Dữ liệu có cầu trúc về sản phẩm thường được gọi là “dữ liệu chủ về sản phẩm”, thuật ngữ “chủ” đưa ra giả thuyết rằng dữ liệu như vậy là căn cứ cho nhiều nhiệm vụ xử lý dữ liệu khác nhau có thể cần đến để hiểu các thuộc tính của một sản phẩm. Những nhiệm vụ như vậy bao gồm các mục tiêu chủ yếu về giá trị đối với hoạt động kinh doanh (các ứng dụng “nội bộ” hoặc “B2B”) và thậm trí còn là các mục tiêu về giá trị đối với khách hàng (các ứng dụng “B2C”).

Trong nhiều năm, GS1 đã có tiêu chuẩn xác định dữ liệu chủ về sản phẩm, phần lớn là tiêu chuẩn về Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu Global Data Synchronisation Network (GDSN). Những tiêu chuẩn này bao gồm định nghĩa về hàng ngàn thuộc tính dữ liệu sản phẩm, tiêu chuẩn phân loại sản phẩm toàn cầu Global Product Classification (GPC) và tiêu chuẩn trao đổi B2B về dữ liệu chủ sản phẩm qua mạng internet công cộng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn nêu trên chỉ có mục tiêu chính nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng B2B trong phạm vi chuỗi cung ứng, đặc biệt là sự trao đổi dữ liệu chủ về sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ nhằm tự động hóa hàng loạt quá trình kinh doanh trong quá trình đặt hàng – đến – thanh toán giữa các bên này. Ngược lại, tài liệu Hướng dẫn thực hiện GS1 SmartSearch tập trung vào dữ liệu có cấu trúc để sử dụng trong ứng dụng B2C. Có sự khác biệt cơ bản giữa ứng dụng B2C và các loại ứng dụng B2B theo hướng mà GDSN nhằm tới:

– Bộ thuộc tính dữ liệu được yêu cầu bởi các ứng dụng B2C khác với các thuộc tính dữ liệu B2B mặc dù tính phổ biến có những phạm vi quan trọng;

– Cách tiếp cận đến việc chuyển cấu trúc dữ liệu cho ứng dụng B2C dựa vào mô hình tương tác mở của World Wide Web, không dựa vào cách tiếp cận đóng từ điểm – đến – điểm trong GDSN;

– Ứng dụng B2C yêu cầu tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn.

Vấn đề tổng thể cung cấp dữ liệu có cấu trúc về sản phẩm cho ứng dụng B2C gồm rất nhiều khía cạnh. Tài liệu này tập trung cụ thể về cách có thể nhúng dữ liệu có cấu trúc về sản phẩm như thế nào vào các trang web công cộng thể hiện sản phẩm và thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn khác của GS1 giải quyết các khía cạnh khác đối với vấn đề B2C; Ví dụ, tiêu chuẩn nguồn dữ liệu đáng tin cậy của GS1 tập trung vào việc phân phối dữ liệu B2C cho nhà cung cấp ứng dụng Internet thông qua một mạng lưới được biết đến là “các nhà tập hợp dữ liệu” hành động như đầu mối phân phối dữ liệu về sản phẩm từ nhiều chủ sở hữu thương hiệu.

Phương pháp kỹ thuật được mô tả trong tài liệu này, ngược lại, dựa trên:

– Định dạng mô tả nguồn (Resource Description Format – RDF) làm ngôn ngữ để diễn tả cấu trúc dữ liệu;

– Schema.org và từ vựng GS1 để công khai dữ liệu có cấu trúc.

– JSON-LD (JavaScript Object Notation để kết nối dữ liệu) làm cú pháp mà máy đọc được để mã hóa dữ liệu có cấu trúc thành định dạng có thể dễ dàng nhúng vào trang web. So với cú pháp thay thế cho RDF (bao gồm Microdata, RDFa và Microformats), JSONLD có lợi thế cho phép dữ liệu có cấu trúc được chèn vào một trang web hiện thời như một khối văn bản duy nhất.

Những công nghệ này cho phép dữ liệu có cấu trúc về sản phẩm được chèn trực tiếp vào các trang web công cộng-nơi có sẵn cho mọi ứng dụng sử dụng trang web. Điều này cho phép nhà xuất bản trang web phân phối dữ liệu sản phẩm trực tiếp cho người dùng web.

Cách tiếp cận dữ liệu tổng hợp của Nguồn GS1 (GS1 Source) và cách tiếp cận trang web mô tả trong tài liệu này được bổ khuyết. GS1 Source được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng khi việc truy cập dữ liệu sản phẩm về một phạm vi lớn các sản phẩm cần phải có độ tin cậy, có thẩm quyền. Ví dụ như ứng dụng di động quét mã vạch hoặc tìm kiếm sản phẩm. Cách tiếp cận trang web mô tả trong tài liệu này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng cần phải hiểu sâu về nội dung của một trang web cụ thể khi mà ứng dụng xảy ra sẽ được sử dụng. Các công cụ tìm kiếm web như Google, Bing v.v… là những ví dụ quan trọng về ứng dụng đó; các trang web truyền thông xã hội, động cơ mua sắm và các ứng dụng đang nổi khác là các ví dụ thêm. Trong khi mục đích cuối cùng nhằm hướng dẫn kĩ thuật, tài liệu này còn bao gồm phần nền tảng và động lực kinh doanh.

Tải file tại đây